Trong đám cưới người Việt có nhiều nghi lễ quan trọng. Dù hiện nay theo sự phát triển của xã hội, nghi lễ đã được gói gọn lại khá nhiều và giữ lại những nghi thức chính. Trong đó, đám hỏi là một trong những nghi thức mà bạn phải hiểu rõ. Nhằm tránh khỏi những băn khoăn, thắc mắc về trình tự đám hỏi. Bridal Corner sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy tắc và không phạm những điều cần tránh nhé.
1. Đám hỏi là gì?
Đám hỏi (hay còn gọi là lễ ăn hỏi, lễ đính hôn) là một nghi thức quan trọng trước khi thành hôn. Đám hỏi là thời điểm nhà trai đem lễ vật sang nhà gái để xin kết duyên. Sau khi trình tự đám hỏi hoàn thành, hai bên gia đình sẽ thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ cho cô dâu chú rể.
Ngoài ra mỗi vùng miền còn có những điểm khác nhau trong nghi lễ đám hỏi, vì vậy, việc tự mình chuẩn bị cho ngày trọng đại, đồng thời tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống các vùng miền của dân tộc mình cũng thú vị lắm đấy nhé!
2. Ý nghĩa của đám hỏi
Một thủ tục đám cưới truyền thống ở Việt Nam cũng bao gồm hai nghi thức: đám hỏi và lễ cưới. Đây là hai bước vô cùng quan trọng – tùy điều kiện hai bên gia đình. Có thể tách riêng hoặc gộp vào – nhưng tuyệt đối không được bỏ qua nghi lễ nào cả.
Đám hỏi chính là bước khởi đầu trong quá trình về chung một nhà của cô dâu và chú rể. Đám hỏi đánh dấu việc hai bên gia đình chính thức thông báo đến họ hàng, người thân, đặc biệt là trình bày trước tổ tiên về chuyện vui của cô dâu và chú rể.
Bởi lễ ăn hỏi có ý nghĩa quan trọng và là một nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam từ xưa đến nay, nên việc cách tổ chức đám hỏi và thực hiện đúng trình tự đám hỏi là điều rất quan trọng.
3. Những ai sẽ tham dự đám hỏi?
- Nhà trai: Chú rể, ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình, bạn bè và đội bê quả gồm những nam thanh niên chưa vợ.
- Nhà gái: Cô dâu, ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình, cùng bạn bè và đội bê quả gồm những cô gái chưa chồng (số lượng sẽ tương ứng với số nam thanh niên bê quả của nhà trai).
4. Lễ vật trong nghi lễ đám hỏi cần những gì
Lễ đám hỏi miền Nam
Mâm quả trong đám hỏi của người miền Nam thường được chọn là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10. Số mâm sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Mâm quả trong đám hỏi của người miền Nam sẽ gồm có:
- Mâm trầu cau: Số cau trong lễ ăn hỏi của người miền Nam thường là số lẻ, 105 quả, đồng thời mỗi quả cau lại có thêm 2 lá trầu. Con số 105 có ý nghĩa cho sự sinh sôi, thể hiện ước mong về sự bền chặt, hạnh phúc cho cô dâu chú rể.
- Mâm trà, rượu, nến: Rượu thể hiện cho mong muốn về cuộc sống mới ấm áp, nồng nàn của đôi vợ chồng. Đặc biệt, trong đám hỏi của người miền Nam, họ nhà trai còn chuẩn bị 1 cặp nến khắc long phụng để thắp lên ban thờ của nhà gái khi diễn ra lễ ăn hỏi.
- Mâm bánh su sê: Người miền Nam quan niệm bánh su sê còn là cặp bánh âm dương, biểu trưng cho sự hài hòa của trời đất. Vì thế, bánh su sê là lễ vật không thể nào thiếu trong đám hỏi của người miền Nam từ xưa đến nay.
- Mâm xôi gấc: Xôi gấc thể hiện cho sự ấm no, đủ đầy. Màu đỏ của xôi cũng là màu may mắn thể hiện sự chúc phúc.
- Mâm hoa quả: Các loại quả như mãng cầu, đu đủ, xoài, táo. Đặc biệt tránh các loại quả như cam, lê, lựu, chuối hay những quả có vị đắng, cay, chát…
- Mâm heo quay: Có vị ngọt ngào của trái cây thì cần phải có vị mặn của thịt nên họ thường chọn heo sữa quay làm mâm quả trong lễ ăn hỏi.
Ngoài ra, các gia đình có điều kiện thường có thể chuẩn bị thêm nhiều mâm quả khác nhau, thậm chí có thể chọn đồ trang sức cho cô dâu…
Lễ vật đám hỏi miền Bắc
Các mâm lễ vật trong đám hỏi của người miền Bắc thường được chọn là số lẻ 3, 5, 7, 9.
Thông thường, các mâm lễ đám hỏi sẽ gồm:
- Nếu 3 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, mứt hạt sen.
- Nếu 5 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, mứt sen, rượu và thuốc lá, bánh cốm (hoặc bánh phu thê).
- Nếu 7 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phượng.
- Nếu 9 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phượng, hạt sen, heo quay.
Ngoài các mâm lễ vật trên thì nhà trai cũng có thể chuẩn bị mâm lễ đen gồm tiền hoặc vàng. Đây không mặc định con số cụ thể là bao nhiêu mà hoàn toàn tùy thuộc vào từng địa phương, từng gia đình.
5. Trình tự đám hỏi diễn ra như thế nào?
1. Bưng quả/ Bưng tráp
Là một trong những thủ tục cưới quan trọng nhất của lễ ăn hỏi người Việt Nam. Dù lễ ăn hỏi ở các vùng miền có khác nhau như thế nào, thì hai trình tự này vẫn không thể thiếu được.
Mỗi đám hỏi do nhà trai bưng tới nhà gái như lễ vật để xin dâu. Số quả là do hai bên cùng quyết định trước khi đám hỏi diễn ra.
2. Chào hỏi và trao quả
Theo thủ tục truyền thống ngày hỏi, dẫn đầu bởi người đại diện dòng họ tới nhà gái cùng bưng quả nam đến nhà gái. Hai bên diễn ra việc chào hỏi hai gia đình lại với nhau. Sau đó đội bưng quả nhà trai mang quả vào thì đội bưng quả nhà gái sẽ nhận lấy. Cô dâu chú rể khi này sẽ trao cho mỗi người trong đội bưng quả một bao lì xì đỏ lấy may. Mỗi bao lì xì mang đến lời chúc về tình duyên cho những người giúp bê lễ trong ngày ăn hỏi.
3. Thắp hương gia tiên
Lúc này cô dâu chú rể sẽ cùng thắp hương gia tiên nhà gái. Việc này mang ý nghĩa là xin phép tổ tiên cho cô gái được về nhà chồng, đến một gia đình mới. Đây cũng là thời khắc để nhà gái được thông báo về sự hiện diện của chú rể, từ nay chính thức là con cháu trong nhà.
4. Ra mắt 2 gia đình
Đây là thủ tục không thể thiếu trong trình tự đám hỏi, ra mắt, giới thiệu từng với từng thành viên cả hai bên gia đình.
5. Thưa chuyện và bàn bạc về đám cưới
Trong quá trình này, đại diện hai họ sẽ thay phiên trình bày, thưa gửi về việc xin dâu, mời nước, mời trà và định ngày cưới. Trao đổi một số lưu ý trong ngày trọng đại của cả hai bên gia đình.
6. Trả quả nhà trai
Nhà gái sẽ lấy ra một ít từ lễ vật nhà trai mang đến để đưa lại cho nhà trai làm quà lại mặt hay còn gọi là lễ lại quả. Nhà gái trao quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
7. Kết thúc trình tự đám hỏi
Thông thường dù là nhà xa hay gần nhau. Nhà gái đều sẽ mời tất cả thành viên có mặt cùng tham gia một bữa tiệc thân mật. Hầu hết, việc ăn uống này luôn được thống nhất từ trước giữa hai nhà để lên kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.
6. Những thứ cần chuẩn bị để có một đám hỏi chu toàn
Hãy lưu ngay checklist những việc cần chuẩn bị cho trình tự đám hỏi của mình để ngày trọng đại không quên bất kì điều gì bạn nhé!
- Đặt mâm quả: quả ăn hỏi là việc chúng ta không thể tự chuẩn bị được tại nhà mà cần đặt tại các dịch vụ chuyên nghiệp. Bạn nên có kế hoạch và đặt trước từ 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, vào các mùa cưới, mùa cao điểm thì bạn nên đặt càng sớm càng tốt.
- Trang phục đám hỏi: thông thường cô dâu và chú rể sẽ mặc áo dài truyền thống. Ngoài việc lựa chọn thuê hoặc may trang phục đám hỏi cũng cần được lên kế hoạch thực hiện trước từ 3 -6 tháng. Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị trang phục cho bố mẹ hai bên, cùng trang phục của đội bê quả nhà trai, nhà gái.
- Trang trí nhà cửa: với đám hỏi thì hầu hết mọi người đều lựa chọn tổ chức tại gia. Bởi lẽ trình tự đám hỏi nhỏ gọn, chỉ bao gồm người thân, bạn bè thân thiết. Cũng bởi vậy, việc trang trí nhà cửa là điều không thể bỏ qua.
- Đặt tiệc: tiệc chiêu đãi họ hàng, khách khứa trong ngày ăn hỏi, bạn có thể nấu tại gia. Nếu như gia đình bạn không có không gian đủ rộng rãi, hoặc có thể đặt bàn tại các nhà hàng, để có thể được phục vụ chu đáo từ A đến Z.
Liên hệ ngay Bridal Corner để tư vấn rõ hơn về gói dịch vụ chụp ảnh cưới để ngày cưới trở nên lung linh hơn nhé.